Các nhà bán lẻ bắt đầu sử dụng công nghệ để tăng doanh thu và cải thiện dịch vụ. Cùng với việc tập trung nhiều hơn vào truyền thông xã hội, các trang web được nâng cấp và nền tảng TMĐT và ứng dụng di động có sự tăng trưởng.
Người tiêu dùng vì thế cũng nhanh chóng nhận thấy sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến với dịch vụ giao hàng nhanh và hưởng lợi từ các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, qua đó tăng thêm sức mua. Các cửa hàng bán lẻ truyền thống đang mở các cửa hàng trực tuyến.
Mức giảm theo năm do nhiều dự án ngoài trung tâm có công suất giảm. Nguyên nhân chủ yếu do khách thuê bị hủy cũng như một số khách thuê F&B và thời trang ngưng gia hạn hợp đồng. Giá thuê trung bình giảm nhẹ 1% theo quý nhưng ổn định theo năm.
Theo Savills, nhờ dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả cũng như triển vọng tích cực về kinh tế, niềm tin của chủ mặt bằng, đặc biệt ở khu trung tâm ngày càng được củng cố. Nhằm hỗ trợ khách thuê bị ảnh hưởng trong thời gian giãn cách xã hội, hầu hết các chủ mặt bằng đã giảm giá thuê đến 30% vào tháng 4/2020 và tháng 5/2020. Khi lưu lượng khách mua sắm phục hồi kể từ tháng 6, các trung tâm bán lẻ ngoài trung tâm phục đã đề xuất giảm giá thuê đến 15% hoặc giảm phí dịch vụ đến 2USD/m2 /tháng để hỗ trợ khách thuê.
Cũng theo đơn vị nghiên cứu này, chủ đầu tư ở khu trung tâm có ít chương trình hỗ trợ hơn do có nhiều khách thuê dài hạn. Sau giai đoạn giãn cách xã hội, doanh thu bán lẻ Tp.HCM trở lại đà tăng trưởng theo tháng ở mức 20% vào tháng 5 và 5% vào tháng 6. Doanh thu lưu trú và ăn uống tăng mạnh 80% (háng 5) và 42% (tháng 6) trong khi doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng thấp hơn, ở mức 12% (tháng 5) và 3% (tháng 6).