Vì sao Việt Nam vượt khủng hoảng nhanh hơn các nền kinh tế khác ?

Covid-19 đã gây ra rất nhiều cản trở cho đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là quốc gia có khả năng cao sẽ phục hồi nhanh nền kinh tế về mức tăng trưởng trước khủng hoảng. Việt Nam chỉ đóng cửa nền kinh tế trong vòng 3 tuần và đây cũng là quốc gia đầu tiên mở cửa kinh tế.

Yếu tố đâu tiên đó là Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh. Trên thực tế, các báo cáo chỉ ra rằng đã hai tháng Việt Nam không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.

Yếu tố thứ hai đó là thị trường tiêu dùng ở Việt Nam. Trong vài năm qua, Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực châu Á về triển vọng kinh tế.  Tỷ lệ người dân gia nhập vào tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, chi tiêu tăng dẫn đến sự bùng nổ trong thị trường tiêu dùng quốc gia. Cả hai yếu tố này giúp Việt Nam chiếm lĩnh nhiều ưu thế trong nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc vào hai khu vực kinh tế lớn: thương mại và du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc rất khó để có thể kích thích tăng trưởng như trong giai đoạn trước khi đại dịch xảy ra, cho dù đại dịch đã lắng xuống trên toàn cầu.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang chú trọng tăng trưởng các ngành sản xuất, đặc biệt là trong phân khúc thâm dụng lao động (những ngành công nghiệp bao gồm: nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp và khai thác mỏ). Sản xuất tại Việt Nam đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáng kể, tỷ lệ thương mại so với GDP là cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, cao hơn Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Anh.

Hiện tại thì Việt Nam vẫn phải chờ tới lúc đại dịch hoàn toàn kết thúc. Dự báo cho thấy hầu hết nền kinh tế trên toàn cầu sẽ tăng và hoạt động trở lại vào cuối năm nay. Tuy nhiên tăng trưởng nhanh sẽ tập trung diễn ra chủ yếu vào giữa năm 2021. Việt Nam sẽ có rất nhiều tiềm năng để phát triển và tăng cường kinh tế trong giai đoạn này với điều kiện đại dịch sẽ không bùng phát lại.